Trước mọi chuyến đi đường, hãy luôn bảo đảm rằng chuyến đi sẽ diễn ra tốt đẹp. Vì vậy, các mẹo “dắt túi” dưới đây có thể giúp ích cho các bác tài trong một số tình huống.
1. Cách kiểm tra lốp bằng tiền xu
Chèn một đồng xu vào 3 rãnh chính của lốp xe và sau đó lăn chúng xung quanh. Nếu đồng xu bị che lấp khoảng 1/5 thì lốp xe của bạn vẫn còn tốt để sử dụng. Nếu không đủ 1/5 nghĩa là lốp xe đang bị hao mòn và bạn nên thay nó ngay lập tức.Theo đó, mức độ an toàn để sử dụng của lốp là phải dày ít nhất từ 1,6 mm.
• Cách kiểm tra lốp thật hay lốp giả:
Những tên lừa đảo thường bóc các sợi lốp cao su ra khỏi xe cũ và phun sơn để chúng trông như mới. Vì vậy, để tránh gặp phải trường hợp này thì bạn cần kiểm tra ngày sản xuất của lốp xe. Một chiếc lốp xe có thể được sử dụng tới 6 năm.
2. Kiểm tra chất lượng dầu nhớt
Những chi tiết nhỏ có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe, do vậy mà bạn không nên chủ quan với bất kỳ tình huống nào dù là chỉ thay dầu xe. Một mẹo cho bạn, khi bạn thay dầu hãy nhờ thợ xe đổ dầu ra cốc sử dụng một lần để kiểm tra.
Dầu thật bên phải, dầu giả bên trái
Nếu dầu có màu hơi xanh hoặc nhiều màu thì là dầu giả. Dầu chuẩn sẽ có màu đỏ hoặc màu cam và sẽ không có bất kỳ thành phần màu xanh nào.
3. Kiểm tra tuổi thọ của pin
Bạn có thể kiểm tra pin bằng cách khởi động xe và bật đèn pha. Nếu độ sáng tăng khi khởi động thì pin đang ở trạng thái tốt. Nếu không thì hãy thay pin.
4. Kiểm tra tình trạng của bộ lọc không khí
Nếu bộ lọc không khí bẩn nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ của động cơ cũng như khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Bạn cũng có thể xem xét một vài dấu hiệu cho thấy bộ lọc không khí hỏng và cần được thay thế như động cơ phát ra âm thanh bất thường, đèn báo động cơ bật sáng, lực phanh giảm, khí thải ra màu đen và xe có mùi xăng.
5. Kiểm tra hiệu suất của phanh
Hiệu suất của phanh sẽ phụ thuộc lớn vào cách lái xe. Nếu bạn thấy sự hao mòn trên các miếng đệm hoặc rotor, thì bạn cần phải đưa chiếc xe đi bảo dưỡng.
Các dấu hiệu nhận biết phanh có vấn đề như: Có vết nứt nhỏ, có tiếng động lạ hoặc có các mảnh vỡ vụn.
6. Kiểm tra các thành phần thiết yếu
Có nghĩa là bạn nên kiểm tra điều hòa không khí, đèn chiếu sáng và cần gạt nước. Mở mui xe kiểm tra pin và dây cáp xem có bụi bẩn hay vết nứt nào không. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra bộ tản nhiệt và các ống bên trong xem có bị rò rỉ không.
7. Giữ một bộ dụng cụ khẩn cấp
Bộ dụng cụ khẩn cấp bao gồm chăn ấm, bộ thiết bị y tế sơ cứu, đèn pin và nước. Và đừng quên mang theo các loại giấy tờ xe.
8. Cách kiểm tra động cơ xe ô tô
Rò rỉ là một dấu hiệu cho thấy động cơ đang có vấn đề. Mẹo để kiểm tra là đỗ xe trên một nền bê tông để xem xe có bất kỳ dấu hiệu rò rỉ nào không. Nếu chiếc xe khởi động dễ dàng mà không bị chòng chành hoặc chậm chạp thì động cơ vẫn tốt.
Hơn nữa bạn có thể kiểm tra màu khí thải, chú ý khí thải không phải có màu trắng, hay đen mà nó phải có màu rõ ràng.
Khi lái xe chú ý lắng nghe xe xem có bất kỳ tiếng kêu lạ hay tiếng rít không. Nên vận hành xe ở nhiều chế độ khác nhau để đảm bảo rằng bạn không bỏ qua chi tiết nào.