Tuyệt đối không làm những điều sau khi di chuyển trên đường cao tốc

Di chuyển trên đường cao tốc đòi hỏi tài xế phải tập trung cao độ, kỹ năng phán đoán và xử lý tình huống tốt. Dưới đây là một số típ lái xe an toàn trên đường cao tốc mà các bác tài nên biết.

1. Không chuyển nhiều làn một lúc

Việc chuyển liên tiếp đặc biệt nguy hiểm trên đường cao tốc, đặc biệt là những tài xế mới chưa có kinh nghiệm lái xe. Khi nhập làn trên đường cao tốc, tài xế phải giữ nguyên tốc độ hoặc tăng tốc độ lên một chút, sau đó thực hiện việc chuyển làn tuần tự, sau khi thấy ổn định ở làn kế bên thì chuyển sang làn tiếp theo, chú ý là phải giữ nguyên tốc độ. Nếu đột ngột giảm tốc độ có thể gây cản trở việc di chuyển của tài xế phía sau hoặc gây tai nạn.

Đường cao tốc 2 chiều

Khi muốn dời đường cao tốc, thời gian an toàn trước khi rẽ từ 3-5 phút, cự ly an toàn trước điểm rẽ khoảng 1 km. Khi có ý định chuyển làn rẽ phải ở làn bên phải nhất, không nên rẽ ở làn giữa, nếu cảm thấy không an toàn tiếp tục di chuyển và chờ làn rẽ tiếp theo.

2. Không dừng, đỗ xe trên đường cao tốc

Trừ trường hợp xe ô tô bị gặp phải lỗi kỹ thuật hoặc sự cố. Ngoài ra, các bác tài không nên dừng, đỗ xe trên đường cao tốc. Việc dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt rất nặng từ 5-6 triệu đồng. Và có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.

Hình ảnh gia đình ăn nhậu trên cao tốc Hà Nội-Lào Cai “gây bão” cộng đồng mạng

3. Dừng xe khẩn cấp phải có biển cảnh báo

Khi bắt buộc phải dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc thì phải đặt biển cảnh báo để thông báo cho các tài xế phía sau biết. Khoảng cách tối thiểu vào ban ngày là 100m, khoảng cách tối thiểu vào ban đêm là 200m.

4. Không sử dụng đèn pha chiếu lung tung

Khi thấy các tài xế khác trong tầm chiếu sáng của mình, thì tài xế nên chủ động cụp đèn pha sang và sử dụng đèn chiếu gần. Tuy việc sử dụng đèn pha là hợp lệ, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và tài xế khác. Nếu ai từng di chuyển trên cao tốc chắc chắn sẽ rất bực tức nếu gặp phải tình huống như vậy.

5. Chiếm làn khẩn cấp

Nhiều tài xế khi thấy ùn tắc thì di chuyển ngay sang làn khẩn cấp mà không biết công dụng của làn đường này. Chú ý, làn đường khẩn cấp chỉ được sử dụng trong các trường hợp như xe của bạn bị hư hỏng, bị trục trặc, cần chờ sự giúp đỡ của y tế. Làn khẩn cấp thường được phân biệt với các làn đường khác là có đường một vạch màu trắng sơn liền.

Làn khẩn cấp có vạch kẻ trắng liền

6. Không thuộc quy tắc làn xe

Tài xế nên chú ý lưu thông ở giữa, làn bên trái nhất dành cho xe có ý định muốn chuyển sang làn rẽ hoặc muốn vượt, làn bên phải nhất cho xe nhập vào và ra làn.